Kỹ thuật chăm sóc lúa giai đoạn đẻ nhánh cho năng suất cao

Giai đoạn đẻ nhánh là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng, quyết định đến số bông, năng suất và chất lượng lúa lúa. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, lúa sẽ đẻ nhánh khỏe, đồng đều, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bà con tối ưu quá trình chăm sóc lúa trong giai đoạn này. 

 

Điều kiện cần thiết để lúa đẻ nhánh tốt
Giai đoạn đẻ nhánh là thời điểm lúa hình thành số dảnh hữu hiệu, quyết định mật độ bông và năng suất về sau. Để lúa đẻ nhánh khỏe, đồng đều, cần đảm bảo các điều kiện sau:
1. Nhiệt độ và ánh sáng
- Lúa đẻ nhánh tốt nhất khi nhiệt độ dao động từ 20 - 30°C. Nếu nhiệt độ quá thấp (<18°C), quá trình đẻ nhánh bị chậm lại. Ngược lại, nếu quá cao (>35°C), lúa có thể đẻ nhánh nhanh nhưng nhánh yếu, dễ bị sâu bệnh.
- Cây cần đủ ánh sáng để tổng hợp dinh dưỡng. Trời âm u kéo dài hoặc sạ quá dày làm cây cạnh tranh ánh sáng, nhánh non yếu, dễ bị loại bỏ sau này.

2. Chế độ nước
Đảm bảo độ ẩm thích hợp, không để ruộng quá khô vì sẽ làm chậm quá trình đẻ nhánh, rễ bị tổn thương. Ngược lại, nếu ruộng ngập sâu lâu ngày, nhánh non dễ bị thối và giảm số nhánh hữu hiệu.
3. Dinh dưỡng đầy đủ, cân đối
- Giai đoạn này, cây lúa cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ đạm, lân, kali để giúp thân cứng, nhánh mập, tăng sức đề kháng cho cây, kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh. 
- Thời kỳ lúa đẻ nhánh, nhu cầu về đạm lớn, tuy nhiên phải bón cân đối giữa đạm và kali để giúp lúa cứng cây, chống chịu tốt
- Bón đủ phân ngay từ đầu giúp cây đẻ nhánh mạnh, nhánh vươn nhanh. Từ đó, gia tăng năng suất và chất lượng gạo của toàn bộ mùa vụ.

 

Kỹ thuật chăm sóc lúa giai đoạn đẻ nhánh


Quản lý nước
- Giữ mực nước trong ruộng ở mức 3 - 5 cm trong suốt giai đoạn đẻ nhánh để kích thích rễ ăn sâu, giúp lúa sinh trưởng khỏe.
- Áp dụng phương pháp ướt - khô xen kẽ, tức là rút nước cạn ruộng một thời gian ngắn rồi đưa nước trở lại. Cách này giúp bộ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hút dinh dưỡng, nhánh vươn khỏe hơn.

Bón phân hợp lý
Nên bón thúc sớm, tránh bón nhiều lần, đặc biệt không bón đạm muộn để hạn chế nhánh vô hiệu.
Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu.
Bón đạm (N):
- Thúc đẻ nhánh bằng cách bón đạm sớm, khoảng 7 - 10 ngày sau sạ, khi lúa bắt đầu đẻ nhánh.
- Không bón đạm quá muộn vì dễ làm lúa lốp, nhánh yếu, tăng nguy cơ sâu bệnh.
Bón lân (P):
- Lân giúp kích thích rễ phát triển, hỗ trợ cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Nên bón lân ngay từ đầu vụ hoặc bón thúc nếu ruộng có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng.
Bón kali (K):
- Giúp cây lúa cứng cáp, nhánh khỏe, tăng sức đề kháng với sâu bệnh và thời tiết bất lợi.
- Bổ sung trung vi lượng (canxi, magie, silic):
- Cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp cây phát triển đồng đều và đẻ nhánh tốt.
- Có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như King 26 để cải tạo đất, cân bằng pH, giúp lúa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Điều chỉnh mật độ dảnh lúa
- Nếu ruộng lúa quá dày, bà con có thể rút nước sớm hơn để hạn chế đẻ nhánh quá mức, tránh tình trạng nhiều nhánh vô hiệu.
- Nếu ruộng quá thưa, cần cấy dặm, bón phân và giữ nước hợp lý để kích thích lúa đẻ nhánh tối đa.

Quản lý cỏ dại và sâu bệnh
- Làm cỏ kịp thời để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lúa. Có thể kết hợp cày xới nhẹ khi rút nước để làm cỏ hiệu quả hơn.
- Thăm đồng thường xuyên, theo dõi các đối tượng gây hại như sâu cuốn lá, rầy nâu, bọ trĩ, bệnh đạo ôn.
- Nếu xuất hiện, có thể sử dụng King VitaKing F1 để phòng trừ sâu hại và nấm bệnh, giúp cây lúa phát triển ổn định, khỏe mạnh.

Sử dụng chế phẩm sinh học kích thích lúa đẻ nhánh


Bà con có thể tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học King 68 Rice để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trong giai đoạn này. 
Sản phẩm chứa Humic, Fulvic, Amino axit cùng các trung vi lượng thiết yếu giúp kích rễ mạnh, đẻ nhánh nhanh, cho nhánh mập, vươn dài, tăng số nhánh hữu hiệu, mang lại năng suất và chất lượng gạo vượt trội.

Hướng dẫn sử dụng
- 1 hũ sản phẩm King 68 Rice pha với 800 - 1000 lít nước, có thể phun/trộn cùng phân. Sử dụng cho 2ha lúa tương đương 20.000m2.
- Thời điểm phun: Từ sau khi sạ 7 ngày đến trước khi làm đòng.
- Mỗi vụ phun từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày.

 

Chăm sóc lúa đúng kỹ thuật trong giai đoạn đẻ nhánh giúp cây sinh trưởng tốt, tạo tiền đề cho năng suất cao. Bà con nên tuân thủ hướng dẫn trên của Kingbioworld để đạt hiệu quả canh tác tối ưu.
📞 Gọi ngay hotline
0988.366.870 để được kỹ sư Kingbioworld tư vấn chi tiết!
 

Đia chỉ
Địa chỉ
Messenger
Messenger
Gọi điện
Gọi điện
Zalo
Zalo
Youtube
Youtube
Liên hệ qua Messenger
Liên hệ qua Zalo
hotline