Lúa đổ ngã là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa, đặc biệt là trong mùa mưa, khiến cho việc thu hoạch trở nên khó khăn, chi phí tăng cao. Cần làm gì để khắc phục hiện tượng này? Mời bà con cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Kingbioworld nhé!
1. Nguyên nhân khiến lúa bị đổ ngã
Lúa bị đổ ngã thường do nhiều nguyên nhân, có thể đến từ yếu tố canh tác hoặc điều kiện tự nhiên:
Bón phân không cân đối
- Bón thừa đạm khiến cây lúa vươn cao nhưng thân mềm yếu, dễ bị gió quật ngã.
- Thiếu lân và kali làm bộ rễ kém phát triển, cây không bám chắc vào đất.
Tìm hiểu thêm về Các Loại Phân Bón Cho Lúa – Ưu Nhược Điểm Từng Loại
Hệ rễ yếu, không bám chắc vào đất
- Ruộng lúa ngập nước liên tục khiến rễ phát triển hạn chế.
- Đất chặt, ít mùn hoặc chai cứng khiến cây khó hấp thu dinh dưỡng.
Mật độ gieo sạ quá dày
- Cây lúa chen chúc nhau làm thân vươn cao, bộ rễ không phát triển tốt.
- Cây lúa yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, làm giảm sức đề kháng.
Thời tiết cực đoan
- Gió lớn, mưa kéo dài làm cây mất thăng bằng, đổ rạp hàng loạt.
- Ruộng lúa bị ngập úng khiến rễ bị thối, cây mất khả năng đứng vững.
Ngoài ra, ruộng nhiễm phèn, ngộ độc hữu cơ cũng rất dễ gây ra tình trạng đổ ngã lúa do rễ bị nghẹt, suy yếu, không thể hấp thu dinh dưỡng.
Xem ngay Kỹ thuật xử lý phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ trên ruộng lúa hiệu quả
2. Giải pháp chống lúa đổ ngã
Ruộng lúa đổ ngã gây thiệt hại kinh tế lớn
2.1. Chọn giống lúa chống đổ ngã
Bà con nên ưu tiên lựa chọn các giống lúa có đặc điểm:
- Thân cứng, lóng ngắn, bộ rễ phát triển mạnh.
- Khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Năng suất cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.
2.2. Gieo sạ đúng kỹ thuật hạn chế đổ ngã
- Không gieo sạ quá dày: Mật độ phù hợp giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, ít cạnh tranh dinh dưỡng, tiết kiệm được giống, giúp rễ lúa phát triển tốt, thân khỏe, cứng cây, ít sâu bệnh, ít đổ ngã, dễ thu hoạch bằng máy.
- Áp dụng phương pháp sạ hàng, sạ thưa hoặc cấy lúa: Giúp bộ rễ phát triển tốt hơn, cây lúa cứng cáp hơn.
2.3. Bón phân cân đối, hợp lý
- Bón đạm theo bảng so màu lá lúa để tránh bón quá nhiều, giúp cây phát triển cân đối.
- Phân lân và kali nên bón sớm để giúp các lóng đầu tiên của lúa được cứng chắc. Đồng thời, bổ sung Silic và Canxi giúp thân lúa cứng cáp, hạn chế đổ ngã.
2.4. Quản lý nước hợp lý
Rút nước định kỳ
- Sau khi lúa đẻ nhánh và sau khi bón phân nuôi đòng, nên rút nước 2–3 lần, mỗi lần 5–7 ngày.
- Giúp kích thích rễ ăn sâu, cây lúa bám đất chắc hơn.
Tháo cạn nước trước thu hoạch
- Giúp lúa cứng chân, giảm nguy cơ đổ sập.
- Thu hoạch thuận lợi hơn, giảm hao hụt sau thu hoạch.
2.5. Tăng cường bộ rễ và sức bám của lúa
- Sử dụng các chế phẩm sinh học giúp kích thích bộ rễ phát triển mạnh, bám đất chắc chắn hơn.
- Phân giải tồn dư phân bón, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối ưu và tránh phát triển quá mức gây đổ ngã.
2.6. Sử dụng sản phẩm King 68 Rice - Kích rễ bám chặt, hạn chế đổ ngã cho lúa
Bên cạnh việc bón phân hợp lý, bà con nên kết hợp sử dụng King 68 Rice – sản phẩm sinh học chuyên biệt giúp kích rễ mạnh, tăng cường sức đề kháng và chống đổ ngã cho lúa.
- King 68 Rice cung cấp đầy đủ các siêu dinh dưỡng như Humic, Fulvic, Amino axit, trung-vi lượng và hàng tỷ chủng vi sinh đặc hiệu hoạt động mạnh trong môi trường nước. Nhờ đó, lúa bung rễ mạnh, bám chặt vào đất, cứng cây, dày lá và giảm tối đa tình trạng đổ ngã.
- Hỗ trợ phân giải tồn dư phân bón, giải độc hữu cơ giúp cây lúa hấp thu dinh dưỡng triệt để, hạn chế tình trạng bón phân dư thừa gây lúa mềm yếu.
- Tăng cường sức bền cho cây lúa, giúp lúa phát triển khỏe mạnh từ giai đoạn mạ đến trổ đòng, đứng vững ngay cả trong điều kiện mưa gió.
- Liều dùng: Hũ 500g pha với 800 - 1000 lít nước phun/trộn cùng phân.
3. Biện pháp xử lý khi lúa bị đổ ngã
Nông dân thu hoạch sớm hạn chế thất thoát trên ruộng lúa đổ ngã
Nếu lúa đã bị đổ ngã, bà con có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu thiệt hại:
- Rút nước ngay lập tức: Nếu ruộng còn ngập nước, cần tháo nước nhanh để tránh lúa bị úng, thối hạt.
- Thu hoạch sớm hơn dự kiến: Nếu lúa đã chín khoảng 85–90%, nên thu hoạch sớm để hạn chế thất thoát.
Chống đổ ngã cho lúa là một khâu quan trọng giúp bà con đảm bảo năng suất, giảm chi phí thu hoạch và nâng cao chất lượng hạt gạo. Việc áp dụng đúng kỹ thuật canh tác từ khâu chọn giống, bón phân, quản lý nước đến bảo vệ bộ rễ sẽ giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, hạn chế tối đa tình trạng đổ ngã.
Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng King 68 Rice sẽ giúp cây lúa có bộ rễ chắc khỏe, thân cứng cáp và tăng cường sức chống chịu, giúp bà con yên tâm hơn trong quá trình canh tác. Chủ động phòng ngừa ngay từ đầu vụ sẽ giúp bà con có một mùa vụ bội thu, đạt năng suất cao.
Liên hệ ngay hotline 0988.366.870 để được Kingbioworld hỗ trợ miễn phí.